Đặc sản Bạc Liêu
Bún nước lèo
Ở Bạc Liêu, bún nước lèo được bán khắp nơi từ những gánh hàng rong cho đến những quán ăn gia truyền nổi tiếng. Có thể thưởng thức món ăn này vào nhiều thời điểm trong ngày: ăn sáng, xế, tối hay ăn khuya, nhưng không gì bằng vào buổi chiều trời mát, sau khi xong việc bè bạn rủ nhau đi ăn tô bún nước lèo.
Bánh tằm bì
Bánh tằm bì có ở nhiều nơi nhưng chỉ riêng tại Bạc Liêu thì bánh tằm bì phải nói là ngon thuộc hàng đặc sản ngon Bạc Liêu. Bánh tằm bì công phu từ khâu chọn gạo đến giai đoạn làm bì cũng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, khéo tay. Bánh tằm bì của Bạc Liêu còn đặc biệt hơn ở chỗ điểm xuyết thêm một vài viên xíu mại giúp cho đĩa bánh tăng thêm chất lượng.
Bún bò cay
Bún bò cay là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ Bạc Liêu. Bởi món bún bò cay được chế biến khá cầu kỳ, công đoạn nấu nướng phải qua một vài lần cho quen tỷ lệ nêm nếm gia vị thì tô bún bò cay mới ngon được. Đúng theo tên gọi của món ăn, bún bò cay được nấu với rất nhiều ớt sừng trâu tươi, chín làm cho nước bún có màu đỏ tự nhiên và nguyên chất, kích thích vị giác và bắt mắt người ăn.
Bánh củ cải
Bánh củ cải có nguồn gốc của người Hoa. Đi vào chợ Bạc Liêu, đi dạo một vòng, bạn sẽ thấy có một vài chỗ bán bánh củ cải. Bánh củ cải có bao ngoài làm bằng bột mỳ trắng pha với ít bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Nhân bánh chính là phần quyết định chất lượng của món ăn. Trong nhân có tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đâm dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm vừa ăn.
Ba khía muối
Trước khi dùng, ba khía có thể được thêm một số gia vị như đường cát, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Người ta xé nhỏ ba khía rồi trộn đều gia vị, để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm là ăn được. Đôi khi cũng có thể không trộn gia vị. Ai đã một lần ăn ba khía muối thì khó mà quên được vị đậm đà khó tả của món ăn, tuy bình dân nhưng thấm đậm tình quê hương của một vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Bánh xèo Bạc Liêu
Bánh xèo Bạc Liêu hấp dẫn bởi bột bánh xèo mềm, dẻo vừa độ, quyện vào mà không dính khi được xay bằng cối đá. Bánh ngon thêm phần do tráng khéo, cắn miếng nào, chổ nào cũng nghe vỏ bánh nổ giòn tan. Nhưn bánh được làm bằng thịt nạc, tép bạc, dậu xanh, giá, củ sắn và hành tây. Có lẽ do vị mặn của biển mà con tép xứ này có vị ngọt mặn ngất ngây vị giác.
Mắm chua không xương
ghe qua tưởng chừng khó tin, nhưng món mắm chua này không hẳn là không xương mà do cách chế biến khéo léo nên khi ăn, chẳng những thịt mềm và xương mắm cũng rất mềm, có thể nuốt được không cần phải bỏ xương như các loại mắm khác. Sau đó cá mới được đem vào để cắt đầu, kỳ và mổ bụng lấy hết ruột. Để ráo, khô rồi ướp gia vị để muối cá, đây là công đoạn quan trọng nhất. Nếu người muối cá đúng cách thì cá mới chín thịt, ngon và thơm
Dưa Chua Bồn Bồn
Chế biến món dưa chua bồn bồn khá đơn giản, người ta thường chọn phần củ non, trần qua nước sôi, sau đó ngâm với hồn hợp nước vô gạo và muối, ngâm khoảng 3 đến 5 ngày là có thể thưởng thức. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của bồn bồn có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác như xào mề gà, nấu canh, lẩu,…
Đuông chà là
Đuông chà là là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương. Mùa đuông chà là múp míp béo là vào cữ tháng mười đến tháng hai âm lịch. Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản Bạc Liêu “đệ nhất Nam Bộ”.
Cá kèo kho rồ
Cá kèo mang về còn tươi không đánh vẩy, cắt khúc vì làm như vậy con cá sẽ cứng mình, không ngon. Bắc nồi nước chỉ chờ hơi ấm ấm là cho cá sống vào, đậy nắp lại đun tiếp, cá quẫy nghe rồ rồ (nên có tên là kho rồ), lát sau giở nắp hớt vẩy cá nổi theo bọt. Nêm vài muỗng nước mắm, mặn lạt tùy khẩu vị, thêm bột ngọt, hành lá. Thế là đã có một món ăn tuyệt hảo. Khi ăn phải nguyên con, không được giẻ ra, đừng ăn nhỏ nhẹ, gắp con cá để vào miệng tuốt cái một chỉ còn xương sống rồi thưởng thức mùi thơm, ngọt của thịt, vị béo của gan, đắng nhưng hậu ngọt của mật, tất cả sẽ hòa quyện với nhau đằm thắm, mặn mà.
Vọp nướng
Sau khi bắt được nhiều vọp rồi, người ta dọn một khoảnh đất nhỏ, cắm chặt miệng chúng xuống đất. Tiếp theo, rải lớp nhánh đước hoặc củi khô thật đều lên rồi mồi lửa. Lửa tàn, vọp chín nhưng không há miệng được vì bị đất “gài” cứng, không xì nước, thịt ăn thơm ngọt không gì sánh bằng. Gạt bỏ lớp tro, người ta bắt từng con, tách miệng ra sau đó thưởng thức vị ngọt ngon của nước vọp, chấm thịt vọp vào muối tiêu chanh ớt, ăn ngon không thể cưỡng được. Ngoài ra vọp còn chế biến vọp thành nhiều món: vọp nấu chua cơm mẻ, vọp luộc gừng, vọp kho sả, gỏi vọp bắp chuối rau thơm, nhưng đứng đầu vẫn là vọp nướng mỡ hành.
Lẩu mắm
Lẩu mắm ở đây thường được chế biến từ mắm sặt. Nước cốt mắm hòa cùng nước dừa tươi dậy mùi sả và tỏi phi gợi thèm cho thực khách. Cùng với thịt ba rọi xắt mỏng, tùy theo khẩu vị, khách có thể gọi các loại cá khác nhau trong các loại: cá lóc, cá bông lau, cá ba sa, cá tra, cá kèo…
Bánh canh tôm nước cốt dừa
Bát bánh canh tôm nước cốt dừa đầy màu sắc với màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Cái hay của người bán là mặc dù được nấu chung với nước cốt dừa, có vị béo nhưng lại không gây cảm giác ngấy cho người ăn. Ăn một thìa bánh canh nước cốt dừa, cảm nhận cái vị ngọt của tôm, cái vị béo cùng hương thơm thoang thoảng của nước cốt dừa.
Nguồn: http://dacsanngon.com/dac-san-bac-lieu-7.html
Đăng bởi Hải Lý Tags: Bánh canh tôm nước cốt dừa, Cá kèo kho rồ, Lẩu mắm, món ngon, Vọp nướng, đặc sản, Đặc sản Bạc Liêu, đặc sản miền Tây, đặc sản món ngon, Đặc sản ngon, Đuông chà là