Giá đèn bắt muỗi
Đèn bắt muỗi là cách diệt muỗi đơn giản và an toàn nhất, nhưng để sử dụng hiệu quả, bạn cần lưu ý phương thức hoạt động của đèn. Và khi lựa chọn đèn bắt muỗi, bạn cũng cần quan tâm đến giá cả của nó, dưới đây là một số tham khảo dành cho bạn.
Hiểu biết về muỗi
1. Dáng vẻ bên ngoài
Muỗi thuộc cùng nhóm với ruồi: nhóm Diptera. Chúng đều có một cặp cánh. Muỗi thường có chân dài, mỏng và một cái đầu đặc trưng với vòi nổi bật. Cơ thể và cánh muỗi thường được bao phủ bởi một lớp vảy nhỏ. Kích thước muỗi trưởng thành khoảng 3-9mm.
2. Hành vi & Chế độ ăn uống & Thói quen
Muỗi nổi tiếng với những thói quen của con cái trưởng thành thường hút máu để giúp tạo ra trứng. Một sự thật ít được biết đến hơn đó là những con muỗi trưởng thành bao gồm cả muỗi đực và muỗi cái đều ăn mật từ hoa. Giai đoạn chưa trưởng thành của muỗi thường nằm trong các vùng nước tĩnh lặng (ao tù, nước đọng). Trong giai đoạn ấu trùng, muỗi ăn tạp khá nhiều loại thức ăn khác nhau tùy vào từng loài nhưng hầu hết trong số chúng tiêu thụ các thủy sinh vật nhỏ xíu trong nước.
Tuy nhiên, một số loài ăn thịt sẽ tiêu thụ các ấu trùng muỗi khác trong cùng môi trường. Muỗi trưởng thành ưa hoạt động nhiều nhất trong khoảng thời gian từ hoàng hôn tới bình minh nhưng chúng có thể hoạt động cả ngày nếu ở khu vực có mây che phủ hoặc râm tối. Chúng không ưa hoạt động dưới ánh nắng mặt trời vì có thể bị mất nước và chết.
Hầu hết chúng ta đều phải đối phó với muỗi. Tiếng vo ve được tạo ra bởi tiếng đập cánh cực nhanh của muỗi, báo hiệu cho chúng ta biết rằng muỗi đang ở gần, bạn nên cẩn thận vì không dễ để bỏ xa chúng đâu. Muỗi có thể theo đuổi bạn suốt thời gian trong ngày nếu bạn ở trong nhà. Vậy làm thế nào để bạn có thể lấy lại khoảng không gian sống tự do và không bị làm phiền bởi muỗi? HNPC (Diệt mối và khử trùng Hà Nội) có thể giúp được bạn.
Muỗi có thể bị nhầm lẫn với ruồi. Muỗi có những chiếc chân dài và một vòi dài hoặc bạn có thể gọi là “mũi” mà muỗi cái sử dụng để “cắn” người và vật nuôi để hút lấy máu – rất cần thiết để đẻ trứng. Ngược lại, hầu hết ruồi không đốt con người và thậm chí cả loài ruồi-chân-dài nhỏ hơn nhiều so với muỗi. Muỗi là loài gây hại và truyền bệnh, chúng có thể mang theo bệnh sốt xuất huyết, sốt rét (Malaria) và virus-sông-Nile.
3. Sinh sản
Con đực có râu và chúng sử dụng nó để tìm đến các con muỗi cái. Sau khi giao phối, con cái thường tìm kiếm một nguồn máu để giúp hỗ trợ cho việc sản xuất trứng. Sau đó, muỗi cái sẽ đẻ trứng trên mặt nước, tuy nhiên nó cũng có thể tìm đến các nguồn nhân tạo như nhà tắm, xô, chậu, bể nước, thậm chí là một vũng bùn. Số lượng trứng mỗi loài muổi đẻ ra khác nhau tùy từng loài nhưng thường là trên 100 trứng mỗi lần đẻ.
Ấu trùng muỗi hay còn gọi là bọ gậy hay loăng quăng vì cách chuyển động xoáy trôn ốc khi bơi trong nước. Chúng ăn cho đến khi sẵn sàng để lột xác thành nhộng. Sau đó, chúng tiếp tục lột xác và nổi lên trên bề mặt nước – nơi làm cho bộ xương ngoài của muỗi cứng lại.
4. Dấu hiệu muỗi phá hoại
Dấu hiệu của hoạt động gây phiền nhiễu từ muỗi bao gồm tiếng vo ve của muỗi cái và những vết cắn của chúng. Mỗi người đều có phản ứng khác nhau sau khi bị cắn, từ bị kích thích nhẹ đến viêm dữ dội và sưng tấy. Dấu hiệu của sự hiện diện của muỗi là bọ gậy (loăng quăng) trong vùng nước đọng hoặc trong các vật dụng chứa nước.
5. Thông tin thêm
Muỗi cái dùng vòi đâm xuyên qua da của vật chủ và hút máu của vật chủ. Protein từ máu thu thập được sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất trứng. Muỗi đực không có khả năng này.
Trong khi bị đốt, con người chúng ta hầu như không cảm nhận được cảm giác đau đớn nhưng các vết đốt này chứng minh rằng mối nguy hiểm tiềm tàng của sự lây truyền bệnh dịch. Khi muỗi đâm vòi của chúng qua da vật chủ, nước bọt của chúng sẽ tạo nên một vết nhỏ sưng đỏ. Những va chạm trong quá trình hút máu của muỗi có thể gây ra ngứa nhẹ đến trầm trọng.
Một số người trở nên ít nhạy cảm với nước bọt của muỗi do tiếp xúc lặp đi lặp lại, trong khi những người khác có thể bị dị ứng. Các triệu chứng dị ứng bao gồm sung phồng, viêm. Muỗi cũng là một vật trung gian truyền bệnh như sốt xuất huyết và sốt vàng, sốt rét (Malaria) và viêm não.
Tham khảo giá một số loại đèn bắt muỗi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm đèn bắt muỗi, rất phong phú, đa dạng về chủng loại, model cũng như giá thành, nhìn chung giá đèn bắt muỗi rơi vào khoảng từ 200.000 đến 1.000.000 đồng. Sự chênh lệch về mức giá đèn bắt muỗi này phụ thuộc vào kiểu dáng, tính năng, độ bền, và thương hiệu sản phẩm.
Là một đại lý chuyên nhập khẩu và phân phối đèn bắt muỗi, tại Hoàn Mỹ có rất nhiều sản phẩm đèn chuyên bắt muỗi cho Quý khách lựa chọn với nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và ngân sách của bạn.
Đèn bắt muỗi hình thú, đèn bắt muỗi hình nấm có giá từ 100.000 – 250.000 đồng. Đây là kiểu đèn bắt muỗi có hình thù ngộ nghĩnh, có thể dùng làm đèn ngủ trong phòng, vừa bắt muỗi, vừa làm điểm nhấn trang trí lạ mắt cho căn phòng của bạn.
Đèn bắt muỗi Unimax có giá từ 200.000 – 300.000, là mẫu đèn diệt côn trùng, ruồi, muỗi bằng tia cực tím với tuổi thọ của bóng đèn UV 6000-8000 giờ.
Đèn bắt muỗi Well có giá từ 290.000 – 490.000 đồng. Đây là dòng đèn bắt muỗi có thiết kế nhỏ gọn, an toàn khi sử dụng, có thể thay đèn ngủ. Bóng đèn được sử dụng chính là đèn UV, đèn sử dụng tia A+, tạo ra một lượng khí giống hơi người, bóng đèn sẽ phát ra tia sáng dịu nhẹ thu hút muỗi, khi muỗi bay tới đèn, sẽ bị hút vào lưới sắt và bị dòng điện AC tiêu diệt.
Đèn bắt muỗi Well sản xuất tại Việt Nam
Đèn bắt muỗi Philips có giá từ 500.000 – 650.000 đồng. Đây là dòng đèn khá thông dụng, cũng sử dụng bóng đèn điện để bắt muỗi, có thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản, bóng đèn có thể thay thế.
Đèn bắt muỗi Mostrap có giá từ 700.000 – 1000.000 đồng. Đây là sản phẩm đèn bắt muỗi cao cấp nhất hiện nay, dùng điện với cơ chế hoạt động thông minh, sản xuất theo công nghệ tiên tiến giúp bắt muỗi hiệu quả, an toàn cho con người, thân thiên với môi trường.
Đèn bắt muỗi Mostrap nhập khẩu từ Singapore
Để đèn bắt muỗi hoạt động đúng cách
Sử dụng đèn bắt muỗi đặt trong phòng ngủ hiện đang là lựa chọn của rất nhiều người trong công cuộc loại bỏ những con muỗi đáng ghét. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đèn diệt muỗi ra sao để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Chọn loại đèn bắt muỗi phù hợp
Trước tiên bạn cần chọn được loại đèn diệt muỗi phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, diện tích phòng ngủ, ngân sách… Với phòng ngủ, bạn có thể chọn đèn bắt muỗi hình thú, đèn bắt muỗi hình nấm nếu có thêm nhu cầu sử dụng như đèn ngủ vì thiết kế của 2 loại đèn này khá phù hợp với yêu cầu làm đèn ngủ.
Khoảng cách từ mặt đất đến kệ đặt đèn
Bạn nên tính toán khoảng cách từ mặt đất đến vị trí đặt đèn để đặt đèn ở vị trí thích hợp, giúp tăng hiệu quả bắt muỗi. Chú ý không nên đặt đèn sát mặt đất, nên để cách mặt sàn nhà khoảng từ 1,5 – 2m vì đây là khoảng cách mà muỗi và côn trùng thường bay qua lại hoạt động.
2. Vị trí đặt đèn diệt côn trùng
Các loại đèn diệt côn trùng thiết kế cho phòng ngủ thường hoạt động được trong phạm vi khoảng từ 16 – 20m2. Vì vậy, bạn không cần đặt sát giường ngủ mà nên đặt cách xa để tránh việc ánh sáng đèn ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.
3. Không bật các thiết bị đèn khác khi sử dụng đèn bắt muỗi
Khi sử dụng đèn diệt côn trùng trong phòng ngủ, bạn cần lưu ý không để thêm bất cứ loại đèn nào khác như đèn ngủ, đèn pin, kể cả ánh sáng điện thoại để tận dụng tối đa sự tập trung của muỗi và các côn trùng khác về phía đèn diệt côn trùng.
Không bật các thiết bị đèn khác khi sử dụng đèn bắt muỗi
Ngoài 4 lưu ý trên, để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng đèn diệt côn trùng, bạn cũng nên chú ý vệ sinh thường xuyên cho đèn, kiểm tra và thay bóng đèn khi nhận thấy hư hỏng…
Cập nhật liên tục, đầy đủ thông tin về các loại đèn bắt muỗi và giá cả tại:
Đăng tin, mua bán đèn bắt muỗi trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Đèn bắt muỗi
Nguồn: http://phukiennhanh.com/gia-den-bat-muoi/35022
Đăng bởi Trúc Phương Tags: bảng giá đèn bắt muỗi, giá đèn bắt muỗi, sử dụng đèn bắt muỗi hiệu quả, tìm hiểu về muỗi, đèn bắt muỗi, đèn bắt muỗi giá rẻ