Yamaha Exciter 150 Camo phong cách nhà binh
Đánh giá Exciter 150 Camo: Phong cách nhà binh
Ra mắt tại Việt Nam hồi tháng 12/2014 với hai phiên bản RC và GP, kèm mức giá chênh nhau 500.000 đồng. Ở phiên bản 2015, Yamaha bổ sung thêm màu Camo mới với phong cách nhà binh, động cơ và giá bán bằng với bản GP. Đây cũng là lần đầu tiên, một hãng xe tại Việt Nam sử dụng màu sơn rằn ri.
Điều đầu tiên mà mọi người nhận thấy đó là Exciter 150 Camo vẫn giữ nguyên lối thiết kế của phiên bản gốc, nhưng lại mang đến cho cảm giác mạnh mẽ và nam tính ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ màu sơn đậm chất lính. Kết hợp cùng các mảng màu tối, chiếc xe xứng đáng là người bạn đồng hành cho những tín đồ đam mê Exciter có tình yêu “xê dịch”.
Exciter 150 Camo
Về thiết kế, Exciter 150 Camo không khác biệt so với bản GP, chỉ khác nhau về màu sơn. Bảng đồng hồ thiết kế thể thao, đèn định vị LED. Đèn hậu LED lấy cảm hứng từ những mẫu phân khối lớn và đèn báo rẽ tách rời hai bên.
Exciter 150 Camo trang bị động cơ xi-lanh đơn dung tích 149,7 phân khối, làm mát bằng dung dịch, phun xăng điện tử. Sức mạnh từ động cơ cho công suất 15,4 mã lực ở vòng tua máy 8.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 13,8 Nm tại 7.000 vòng/phút. Exciter 150 sử dụng hộp số 5 cấp và ambraya (tay côn) trên tay lái.
Exciter 150 phiên bản Camo rất nhẹ nhàng và linh hoạt khi di chuyển trên nhiều địa hình, có thể lướt êm trên đường cao tốc, và cũng có thể vượt qua những con dốc một cách dễ dàng. Dù là với một con đường đất khá cao (trên 15 độ), mặt hạt đất khô và sỏi nhưng chiếc xe vẫn vượt lên và xuống dễ dàng sau những cú nhấp nhả côn đồng điệu với từng cú vặn ga.
Exciter 150 Camo 2015
Yamaha Exciter được thiết kế với bánh trước có kích thước 70/90 sử dụng vành 17 inch và bánh sau 120/70 vành 17 inch. Lốp không săm. Giảm xóc đơn phía sau. Trọng lượng nhẹ hơn bản 135 phân khối khoảng một kg, dù động cơ và kích thước lớn hơn. Phanh đĩa phía trước 245 mm và phanh đĩa sau 203 mm.
Exciter 150 Camo có bánh sau kích thước lớn, điều này tạo cảm giác thể thao chắc khỏe và cho khả năng bám đường cực tốt mỗi khi vào cua gấp. Đây cũng chính là một ưu điểm khiến nhiều người lựa chọn Exciter so với các dòng xe máy phổ thông hiện hành. Khuyết điểm duy nhất có lẽ là khả năng ăn xăng chưa thật tiết kiệm, nhưng bù lại nó cho người lái cảm nhận về một động cơ khỏe.
Người bạn đồng hành – Exciter 150 phiên bản Camo thật sự đã cho nhiều người cảm hứng để thực hiện buổi dã ngoại nhanh. Vẻ ngoài quá ư là “chất” cùng với khả năng vận hành thích hợp trên nhiều loại địa hình thực sự đã khiến những người đam mê xe tay côn có cái nhìn khác về Yamaha Exciter 150.
Yamaha Exciter 150 Camo là phiên bản dành riêng cho thị trường Việt Nam và có giá bán 45,49 triệu đồng. Số lượng giới hạn 1.000 chiếc.
>> Xem thêm: Sự chênh lệch giữa Xe Exciter 150 Thái Lan và Việt Nam
4 lưu ý quan trọng khi vận hành xe côn tay
Việc sử dụng một chiếc xe côn tay cho thuần thục ngoài những kỹ năng cơ bản và thực hành tốt người lái còn phải quan tâm đến những lưu ý tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong quá trình điều khiển xe.
1/ Chuyển về số 0 trước khi khởi động
Trước khi bắt đầu khởi động thì người lái nên đề máy cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút đồng hồ. Nguyên nhân là vì sau một khoảng thời gian không chạy (thường là từ đêm tới sáng hoặc lâu hơn), phần lớn dầu trong xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xy lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, nếu vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.
Vận hành xe côn tay
Ngoài ra, việc đưa về số 0 hay còn gọi là số mo N khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt là trường hợp về số 0 khi xuống dốc, khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh trước và phanh sau sẽ không thể phanh hiệu quả, an toàn mà thường bị lếch bánh, nguy cơ tai nạn rất cao. Do đó, người lái chỉ cần phanh vừa nhẹ và tránh lạm dụng đưa về số 0.
2/ Nhả côn và lên ga chậm rãi
Theo kinh nghiệm của nhiều người lái xe côn tay, để sang số thì cần phải cắt côn, nghĩa là phải bóp hết côn vào; bởi vì khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn giúp việc sang số diễn ra dễ dàng. Người lái chỉ khi thực hiện đúng thao tác “nhả côn lên ga”, tức là giảm ga và cắt côn nhanh, tiếp đến sang số và nhả côn từ từ kết hợp tăng ga, thì côn mới không bị mài mòn, kéo tay ga êm hơn và tránh bị ì.
Bên cạnh đó, khi gặp đoạn đường xấu, người lái nên cắt côn tùy lúc để tránh xe bị giằng hay giật bất ngờ; khi vượt chướng ngại vật trong phố đông người thì cũng nên rà côn sao cho an toàn.
3/ Vào số nào thì đi vận tốc đó
Trong quá trình điều khiển, nếu xe chưa đạt đủ tốc độ cần thiết mà người lái đã vào số lớn thì dễ làm cho xe bị ì và không thể tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, người lái cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bóc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số.
Lưu ý khi chạy xe tay côn
Khi về số không phù hợp với tốc độ đang chạy thì xe sẽ có tiếng kêu. Ví dụ như xe đang chạy với tốc độ 50km/h mà trả về số 4 hoặc 3 thì sẽ bị kêu, cho nên muốn về số 4 hoặc 3 thì phải giảm ga hạ tốc độ xe còn 40km/h khi về số 4, 30km/h đối với số 3 và tương tự cho các cấp số khác.
Khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa sang số và tốc độ xe. Cụ thể là: số 1 tương ứng với tốc độ 5 – 10km/h, số 2: 10 – 20km/h, số 3: 20 – 30km/h, số 4: 30 – 40km/h, số 5: 40-50km/h, số 6: trên 50km/h…
4/ Đề pa hợp lý
Khi đề pa, lưu ý không nhả côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, người lái phải lên ga tầm vòng tua máy 1.500 – 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều ga giúp xe lăn bánh. Khi xe đạt được tốc độ thì nhả hết côn, để thoải mái mà chuyển số giúp xe chạy bốc hơn, mạnh và nhanh hơn.
>> Xem thêm: Xe máy Yamaha
Top 5 bộ phận của xe máy dễ hư hỏng nhất
Những chiếc xe máy hiện đại có độ an toàn, tin cậy rất cao. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta có thể quên đi việc bảo trì, bảo dưỡng xe thường xuyên, thay thế các bộ phận hư hỏng. Sau đây là danh sách top 5 bộ phận xe máy dễ hư hỏng nhất.
1/ Bugi
Đây là bộ phận thường được kiểm tra đầu tiên khi xe khó nổ do nghi ngờ bugi không đánh điện châm lửa cho buồng đốt. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này như dây dẫn bị ướt do ngập nước, điểm tiếp xúc lâu ngày không vệ sinh, hay xuất phát từ cỗ máy như chế hòa khí phân phối không ổn định, rò rỉ dầu vào bugi, bám muội, động cơ hoạt động quá nóng...
2/ Bộ ly hợp ( Côn )
Dù là dây côn hay các lá côn, chỉ một lỗi nhỏ trên ly hợp cũng khiến quá trình vận hành xe trở nên phức tạp. Xi-lanh thủy lực rò rỉ, mòn, vỡ các chi tiết của bộ ly hợp.... là những hiện tượng sinh ra từ chính thói quen điều khiển xe của mỗi tay lái.
3/ Bộ phần truyền động ( xích, hộp số )
Cơ cấu các bánh răng của hộp số rất chặt chẽ, đơn giản nhưng dưới tác dụng của sức ép hay tuổi thọ dài đều có thể làm cho hộp số yếu, mòn. Đơn giản như xích hay nhông gặp vấn đề không thể truyền tải mô-men lực đến bánh sau sẽ khiến chủ nhân bị bỏ lại bên đường và chỉ còn cách chờ cứu hộ.
4/ Lốp
Đây được coi là bộ phận thường xuyên phải sửa chữa nhất trên xe bởi là chi tiết duy nhất trên xe tiếp xúc với mặt đường. Mòn, nứt, thủng lốp đều làm mất cân bằng xe, khiến người lái không thể tiếp tục hành trình.
5/ Ắc quy
Ắc quy là một thiết bị điện cần thiết trên một chiếc xe máy. Nó có khả năng tích trữ năng lượng điện dưới dạng năng và phóng điện để cung cấp cho các thiết bị điện sử dụng trên xe như còi, xi nhan, CDI-DC… Tuy nhiên, chỉ sau một lần chập hệ thống điện là ắc quy có thể bị hỏng. Do vậy, xe sẽ không thể nổ máy và bạn cần phải đi thay bình ắc quy mới hoặc sạc điện cho nó.
Tham khảo thông tin mua bán xe máy ở đâu uy tín?
Nguồn: http://muabannhanhxemay.com/yamaha-exciter-150-camo-phong-cach-nha-binh/44215
Đăng bởi Minh Thiện Tags: Chọn mua xe Exciter 150, exciter 150, Exciter 150 cũ, mua bán exciter 150 cũ, mua bán xe Exciter 150, mua bán xe máy cũ, mua bán xe Yamaha, mua exciter 150 cũ, Xe côn tay, Xe Exciter, xe exciter 150, xe máy cũ, xe Yamaha, Yamaha Exciter, Yamaha Exciter 1