Máy ảnh kỹ thuật số Canon cũ giá rẻ
Bạn yêu thích du lịch, bạn muốn ghi lai những địa danh và khung cảnh những nơi bạn đã đi qua? Vậy thì máy ảnh kỹ thuật số Canon sẽ là người bạn đường đồng hành hoàn hảo của bạn. Với độ phân giải cao, máy ảnh hứa hẹn đem đến chất lượng ảnh đẹp tuyệt với ống kính zoom hiệu suất lớn trong thiết kế thân máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn. Ống Zoom quang học 30x với Zoom Plus 60x cho phép bạn chụp ảnh xa với hình ảnh rõ nét.
Top máy ảnh kỹ thuật số giá rẻ đáng mua nhất hiện nay
Người dùng hãy lựa chọn cho mình một chiếc máy ảnh DSLR giá rẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích.
1. Sony Alpha SLT-A58K
Hãng Sony đã không làm giới nhiếp ảnh gia thất vọng khi sản xuất ra máy ảnh Sony Alpha SLT-A58K với kích thước 12.86 x 7.77 x 9.55 cm và trọng lượng chỉ 492g (bao gồm pin và thẻ nhớ). Thiết kế của máy nhỏ gọn với tông màu đen mạnh mẽ, khỏe khoắn cùng nơi cầm tay rộng cho người dùng khả năng cầm nắm chắc chắn và giảm thiểu tối đa hiện tượng rung tay khi chụp hình.
Các nút điều khiển được bố trí thuận tiện và logic phía sau có màn hình LCD có khả năng xoay lật linh hoạt rõ nét kích cỡ 2.7 inch giúp người dùng xem hình ảnh đã chụp với màu sắc trung thực, độ tương phản cao không bị chói nắng khi ở ngoài.
Ngoài ra, máy còn được tích hợp bộ cảm biến hình ảnh sắc nét kích thước lớn tên mã là Exmor APS HD CMOS có độ phân giải cực cao tới 20.1MP giúp cho máy có độ nhạy sáng cao, tăng khả năng khử nhiễu, tối ưu hóa tốc độ xử lý ảnh cũng như hiệu ứng xóa nền, làm mờ ngoại cảnh, cho ảnh có độ chi tiết cao, màu sắc chính xác và tông màu chuyển tải mượt mà hơn.
Với vi xử lý hình ảnh BIONZ mạnh mẽ sử dụng các chế độ khử nhiễu, cân bằng trắng đa vùng để cô lập các màu giả được phát hiện cho hình ảnh luôn có độ tương phản cao, sống động, sắc nét và tự nhiên nhất.
Đặc biệt, máy được trang bị hệ thống lấy nét ảnh với 15 điểm cùng 3 điểm ngang cùng chức năng tập trung tìm kiếm cho phép máy chụp nhanh và ổn định hơn đồng thời bắt theo từng cử chỉ hành động trên khung hình mà người dùng đã chọn kể cả khi chủ thể ảnh di chuyển nhanh.
Một điểm mạnh nữa của Sony SLT-A58 chính là khả năng quay phim Full HD chuẩn 1080p cùng công nghệ âm thanh sống động tuyệt vời Dolby Digital. Máy ảnh được tích hợp công nghệ chụp ảnh hiện đại Sweep Panorama cho phép người dùng ghi lại ảnh trong khu vực của một địa điểm rộng lớn.
2. Canon EOS 600D
Đứng hạng thứ 2 là sản phẩm đến từ hãng Canon danh tiếng, máy ảnh kỹ thuật số Canon giá rẻ EOS 600D với kích thước 133.1 x 99.5 x 79.7mm và trọng lượng 570g (bao gồm pin và máy). Khắc phục nhược điểm của Canon 550D đó là không có màn hình lật xoay, gây khó khăn khi chụp trong những tình huống live view và quay phim, Canon EOS đã được trang bị màn hình lật xoay đa dụng có kích thước 3 icnh với tỷ lệ chuẩn 3:2 độ phân giải 1.040.000 pixel khá giống với đàn anh Canon EOS 60D.
Điều này giúp người dùng có thể quan sát hình ảnh thu được từ ống kính dễ dàng hơn. Ngoài ra, Canon đã bố trí các nút tùy chỉnh thuận tiện như nút ISO, vòng xoay 14 chế độ khác nhau, nút bật tắt nguồn tất cả hướng đến sự đơn giản trên máy cho người dùng.
uy nhiên, máy vẫn sử dụng cảm biến CMOS APS-C 18MP, chip xử lý hình ảnh DIGIC IV mạnh mẽ, cho khả năng chụp hình liên tiếp 3.7 khung hình mỗi giây. Điểm nổi bật của máy là hệ thống lấy nét 9 điểm cùng thước đo sáng 63 vùng, độ nhạy sáng lên tới 12.800. Máy còn được nâng cấp nhiều tính năng so với model tiền nhiệm 550D như cảm biến tự động tắt màn hình khi nhìn qua ống ngắm, điều khiển Flash không dây, xử lý hậu kỳ thông qua bộ lọc có sẵn.
Máy ảnh Canon 600D còn có khả năng quay phim độ phân giải Full HD 1080p với 25 khung hình mỗi giây hoặc 720p ở 60 khung hình mỗi giây. Đi kèm với máy là ống kính Kit dải tiêu cự 18-55mm tương ứng khẩu độ f/3.5-5.6, với khả năng chống rung quang học và 2 chế độ lấy nét. Đây chính là trợ thủ đắc lực cho những tay máy trong mọi điều kiện nhiếp ảnh, hỗ trợ tối đa khả năng sáng tạo để tạo ra những bức hình nghệ thuật.
3. Nikon D3200
Đứng hạng 3 thuộc về hãng Nikon với chiếc máy ảnh Nikon D3200 với kích thước 9.6 x 12.4 x 7.54 cm và nặng 455g. Máy có thiết kế cứng cáp nơi tay cầm được gắn thêm miếng đệm cao su mang tới sự thoải mái và ổn định cho người dùng khi cầm thời gian dài. Máy được phủ lên mình lớp sơn tĩnh điện màu đen đơn giản nhưng cuốn hút, toát lên được sự mạnh mẽ. Các nút điều khiển được bố trí thuận tiện và logic phía sau có màn hình LCD sắc nét kích cỡ 3.0 inch giúp người chụp xem hình ảnh đã chụp với màu sắc trung thực, độ tương phản cao không bị chói nắng khi ở ngoài.
Sức mạnh của vi xử lý Expeed 3 mang tới tốc độ xử lý hình ảnh cực nhanh và chuyển đổi dữ liệu hiệu quả. Đặc biệt, với khả năng cân bằng trắng xung quanh và khử nhiễu toàn diện, những bức hình được chụp sẽ rực rỡ và sắc nét hơn. Ngoài ra, bộ cảm biến hình ảnh cao tới 24.2MP của máy giúp người chụp dễ dàng chụp được khung cảnh thiên nhiên rộng lớn và trong điều kiện thiếu ánh sáng thì hình ảnh cho ra vẫn đạt chất lượng cao đầy chi tiết.
Máy ảnh Nikon D3200 còn được hỗ trợ chức năng quay phim Full HD 1080p mạnh mẽ cùng âm thanh stereo sống động với nhiều chức năng hỗ trợ chống rung, chống nhòe giúp người chụp lưu lại được các khoảnh khắc trong các lễ hội sống động hay cảnh thác nước hùng vĩ chảy từ trên cao xuống. Cùng nhiều hiệu ứng chụp hình và chỉnh sửa độc đáo, người dùng sẽ làm cho các tấm ảnh thêm phần sinh động hơn. Đặc biệt, máy ảnh còn hỗ trợ chức năng Wi-Fi giúp người chụp có thể chia sẻ hình ảnh lên mạng nhanh nhất.
4. Canon EOS 450D
Được giới thiệu vào đầu năm 2008, Canon EOS 450D từng là chiếc máy ảnh nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng. Model này có thiết kế giống với mẫu EOS 400D nhưng được trang bị nhiều cải tiến đáng kể. Máy không dùng thẻ CF mà thay bằng thẻ SD, thêm định dạng ảnh file RAW, bổ sung chế độ Spot Metering cũng như cảm biến đạt 12.2 megapixel là những điều được nhắc tới nhiều nhất trên thiết bị này. Người dùng hiện có thể tìm các model hàng cũ hay hàng giống như mới ở mức giá tốt, ngang bằng một chiếc compact. Máy được thiết kế kèm ống kit 15-55mm.
Mẹo sử dụng máy ảnh kỹ thuật số Canon cũ
- Tính năng bù trừ sáng (Exposure Compensation)
- Kỹ thuật chụp lia máy (panning)
- Chế độ Single dùng để chụp các vật tĩn
- Chức năng chống rung và độ nhạy sáng cao
Kinh nghiệm kiểm tra khi mua máy ảnh Canon cũ
Dưới đây là một vài kinh nghiệm chọn mua máy ảnh Canon cũ:
Kiểm tra số lần cửa trập hoạt động (shutter count)
Số lần cửa trập hoạt động, hay hiểu theo một cách khác là số lần bấm máy, số ảnh máy đã chụp. Đây là một chỉ số tương tự như số ki-lô-mét trên đồng hồ công-tơ-mét của xe máy. Nó biểu thị một máy ảnh đã được sử dụng nhiều hay chưa. Đối với một máy ảnh DSLR thì cửa trập có tuổi thọ giới hạn, do nó là bộ phận cơ học hoạt động nhiều sẽ bị lão hóa. Cửa trập hoạt động đến một số lần nào đấy thì sẽ hoạt động không chính xác nữa và cần phải thay thế. Chẳng hạn như máy Canon EOS 450D hay Nikon D5000 có tuổi thọ cửa trập là 100.000 lần chụp.
Các nhà sản xuất thường cung cấp chỉ số shutter count cho mỗi dòng máy. Vì thế trước khi mua máy cũ bạn có thể tìm chỉ số này trên web và so sánh với chỉ số trên máy. Có nhiều cách để biết chỉ số shutter count trên máy:
- Cách đầu tiên là nhìn vào tên file ảnh. Một số máy đặt tên file ảnh theo thứ tự tương ứng với số lần bấm máy. Tuy nhiên, ở một vài máy DSLR tên file ảnh này có thể sửa được nên nó không phải là cách tin cậy để xem shutter count.
- Cách thứ hai là sử dụng phần mềm đo shutter count. Đối với máy Canon có thể dùng phần mềm EOSInfo. Hoặc sử dụng phần mềm xem thông tin ảnh (xem dữ liệu EXIF). Nó cho ta biết ảnh được chụp bằng máy gì, tác giả đã điều chỉnh khẩu độ, ISO, đèn như thế nào, số lần bấm máy là bao nhiêu. Bạn có thể tải phần mềm PhotoME để xem các thông tin này.
- Những người sử dụng máy ảnh Nikon hoặc Pentax nên vào trang web myshuttercount(.)com và tải lên file NEF hoặc DNG trong máy để kiểm tra chỉ số đóng mở cửa trập.
Khi đã có chỉ số shutter count, có lẽ bạn cũng cần có thêm thông tin tham khảo. Hãy truy cập vào trang web olegkikin(.)com. Trang web này thống kê các báo cáo về vòng đời cửa trập của nhiều loại máy ảnh. Nếu không tìm thấy dòng máy ảnh bạn định mua, hãy tìm kiếm trên Google với từ khóa "shutter life" hoặc "shutter rating" cộng với tên, số hiệu đời máy.
Khi đang kiểm tra cửa trập, bạn hãy thử bấm máy để chụp một vài kiểu ảnh. Thử với các tốc độ đóng mở cửa trập khác nhau. Nếu nghe tiếng lạo xạo hoặc cót két, đó không phải là dấu hiệu bình thường. Điều này có nghĩa là máy ảnh cần phải được vệ sinh hoặc... phải đem đi sửa.
Kiểm tra cảm biến
Cách tốt nhất để kiểm tra cảm biến có lỗi hay không là chụp vào một vật sáng, chẳng hạn như bầu trời hay bức tường màu trắng. Khi chụp, để khẩu độ nhỏ nhất. Xem bức ảnh vừa chụp trên máy tính hoặc trên màn hình với độ phóng đại tối đa. Nếu cảm biến có lỗi, chẳng hạn như dính bụi, bạn sẽ phát hiện được ngay.
Các điểm chết trên cảm biến cũng có thể được phát hiện bằng cách trên. Thay vì chụp vật sáng, bạn hãy chụp vật tối, hoặc chụp với ống kính được đậy nắp.
Bạn nên kiểm tra cảm biến bằng cách tháo gương lật ra để "sờ tận tay, day tận mắt", phát hiện xem cảm biến có vết xước hay dính bụi không. Kiểm tra cả hộp gương (mirrox box) xem có vấn đề gì không. Bụi thì có thể lau được, nhưng những vết trầy xước trên cảm biến có thể khiến cho máy ảnh phát sinh lỗi nghiêm trọng.
Ống kính
Trên thị trường máy ảnh DSLR cũ, có những chiếc máy được bán ra không kèm ống kính. Đó không phải là vấn đề lớn nếu bạn đã có sẵn ống kính, hoặc bạn dự tính sẽ đầu tư một ống kính "xịn".
Với các dòng máy DSLR tầm thấp (entry level) như Canon 350D, 400D hay Nikon D40, D50, thông thường người bán sẽ bán cả bộ (thân máy - ống kính). Bạn hãy kiểm tra bộ phận thấu kính phía trước và phía sau để xem có vết xước nào không. Nếu ống kính có vòng điều chỉnh khẩu độ bằng tay, hãy xoay thử để đảm bảo nó chuyển động nhẹ nhàng. Nếu điều kiện cho phép, hãy mang theo một hoặc hai kính lọc để vặn vào ống kính xem có "ăn" vào rãnh không.
Một trong những vấn đề hay gặp đối với ống kính cũ là nấm mốc (còn được dân nhiếp ảnh gọi là "mốc rễ tre"). Nó ảnh hưởng đến bề mặt của thấu kính. Nếu bị mốc rễ tre ảnh hưởng nhiều bạn thậm chí không thể đem đi sửa mà phải thay mới ống kính. Khi mua máy cũ, cần phải hỏi người bán đã bảo quản máy thế nào, cất máy ở đâu. Nếu họ đựng máy trong túi trong thời gian dài thì đáng lo ngại đấy!
Người mua cũng cần kiểm tra phần vỏ ống kính bên ngoài để xem có trầy xước hay vết lõm nào không. Nếu xuất hiện vết lõm có nghĩa là ống kính đã từng bị đánh rơi. Khi xoay ống kính, đặc biệt với các ống zoom để tăng hoặc giảm tiêu cự, cần đảm bảo thao tác được mượt mà.
Kiểm tra màn hình
Màn hình LCD của máy là bộ phận chính giúp bạn tương tác trực tiếp với tấm ảnh đã chụp. Vì thế cần kiểm tra màn hình một cách kỹ càng. Đầu tiên, cần phải kiểm tra xem có điểm chết trên màn hình không. Có thể xác định bằng một tấm ảnh chỉ có một màu. Các điểm chết trên màn hình LCD không hề ảnh hưởng đến tấm ảnh nên nếu người mua không quá khó tính thì cũng có thể chấp nhận được. Nếu màn hình có sự đổi màu hoặc màu sắc không đều thì đây là dấu hiệu chiếc máy ảnh đã được dùng tương đối nhiều và có thứ gì đó cần phải thay thế.
Bạn cũng cần chú ý đến bộ phận kính ngắm. Kiểm tra xem có bụi hay vết xước nào không, tất nhiên bạn sẽ không thể lau được bụi mà phải đem ra cửa hàng dịch vụ. Cách tốt nhất để kiểm tra màn hình lấy nét (focus screen) có bị hư hại gì không là tháo ống kính khỏi máy ảnh và nhìn qua kính ngắm trên thân máy trong điều kiện đủ sáng. Chú ý thực hiện việc này trong môi trường sạch sẽ, hạn chế bụi tối đa.
Kiểm tra vỏ ngoài
Nếu bạn mua máy DSLR trên MuaBanNhanh.com, eBay,... hay các site bán hàng trực tuyến thì bạn cần yêu cầu người bán chụp lại máy ở nhiều góc độ để phát hiện các vết trầy xước ở vỏ ngoài cũng như xem độ cũ – mới của mặt hàng. Người mua cũng nên yêu cầu người bán gửi cho một vài tấm ảnh đã chụp bằng chiếc máy đó. Không phải để xem trình độ nhiếp ảnh người bán ở mức độ nào, mà để xem máy ảnh đã được sử dụng trong môi trường nào. Chẳng hạn nếu người bán gửi cho bạn các tấm ảnh chụp ngoài biển hoặc cánh đồng sau một trận mưa, thì chắc chắn máy ảnh đó đã từng dính cát và nước rồi.
Một dấu hiệu cho thấy máy ảnh đã được sử dụng nhiều là các nút bấm trên máy có độ trơn, nhẵn, bóng, nhất là nút chụp (shutter button). Dây đeo máy ảnh và nắp ống kính thường được bán kèm với máy mới, đây cũng là một dấu hiệu cho người mua nhận biết máy ảnh đã dùng nhiều hay chưa.
Nếu có thể, hãy tháo ống kính khỏi thân máy để kiểm tra các ngàm (khớp nối). Nếu thấy tháo ra hoặc vặn vào khó khăn thì có thể do ngàm bị lỗi.
Kiểm tra phụ kiện đi kèm
Nếu người bán còn giữ lại được hộp và các giấy tờ hướng dẫn liên quan thì cũng tốt, nhưng cái mà bạn cần hơn là bộ sạc pin, nắp máy và nắp ống kính, các dây cáp để nối máy ảnh DSLR với máy tính.
Đôi khi người bán sẽ bỏ đi những phụ kiện như kính lọc, đầu đọc thẻ nhớ, pin dự phòng hoặc thẻ nhớ.
Bảo hành
Bạn nên yêu cầu người bán cung cấp giấy bảo hành nếu máy còn trong thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, nếu bạn mua hàng trực tuyến qua website như eBay thì điều này hơi khó. Mỗi một quốc gia sẽ có chế độ bảo hành thân máy khác nhau. Đối với ống kính, bộ phận này thường được bảo hành toàn cầu. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo lại cụ thể chính sách bảo hành của các nhà sản xuất và các cửa hàng.
Tìm mua máy ảnh kỹ thuật số Canon cũ giá rẻ mới nhất ở đâu?
Xem máy ảnh kỹ thuật số Canon cũ giá rẻ hiện đại, mới nhất tại Muabannhanh.com. Để mua bán máy ảnh kỹ thuật số Canon cũ giá rẻ hiệu quả, hãy xem ngay: Máy ảnh kỹ thuật số
Nguồn: http://mayanhkythuatso.vn/may-anh-ky-thuat-so-canon-cu-gia-re-111.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: máy ảnh, máy ảnh Canon giá rẻ, máy ảnh chụp đẹp, máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh kỹ thuật số Canon, máy ảnh kỹ thuật số tốt, tìm mua máy Canon giá rẻ